Theo thống kê của Liên đoàn đái tháo đường thế giới (IDF), năm 2017 thế giới có 425 triệu người bị bệnh đái tháo đường, tuổi từ 20 – 79. Dự báo năm 2045 con số này là 629 triệu, tăng 48%. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong sự hồi phục của bệnh nhân tiểu đường, vậy nước yến cho người tiểu đường có điểm gì đặc biệt? Họ có thể sử dụng nước yến không?

Nước yến cho người tiểu đường: nên uống hay không?

Các bác sĩ đã chứng minh, một phác đồ điều trị tiểu đường tốt nhất phải có sự kết hợp giữa thuốc uống, chế độ ăn uống và chế độ tập luyện. Yến sào là sản phẩm hiếm hoi cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho người bệnh. Có hay không nước yến cho người tiểu đường và khi cho bệnh nhân uống nước yến cần lưu ý điều gì?

Nội dung chính

Vài nét về bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa protein, cacbohydrat và mỡ, xuất hiện khi các hooc môn insulin của tụy bị thiếu hụt. Lúc này, cơ thể sẽ xảy ra một loạt các phản ứng như: Lượng đường trong máu tăng, đi tiểu nhiều về ban đêm, khát nước,…

Nước yến cho người tiểu đường: nên uống hay không?

Nếu không được chẩn đoán sớm mắc đái tháo đường kịp thời, người bệnh sẽ bị các biến chứng nặng nề làm tăng nguy cơ suy thận, cắt chi, đột quỵ…

Nước yến cho người tiểu đường: có được uống hay không?

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng cho biết: Ngoài 45 – 55% protein không béo, 18 loại axit amin cùng hơn 30 loại vitamin khoáng chất thiết yếu thì yến sào còn chứa 4.56% Leucine có vai trò tương đối quan trọng trong quá trình điều chỉnh hàm lượng đường trong máu nên sẽ tốt cho bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường. Ngoài ra 2,04% axit amin Isoleucine đóng vai trò quan trọng sống còn trong quá trình phục hồi sức khỏe, đồng thời giúp điều tiết lượng đường trong máu, hỗ trợ quá trình hình thành hemoglobin và đông máu.

Nước yến cho người tiểu đường có tác dụng rất tốt và không có tác hại nào đến sức khỏe nếu bệnh nhân sử dụng thường xuyên. Tuy nhiên, có một lưu ý là không ăn nhiều đường phèn hoặc các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao khi chế biến nước yến cho người tiểu đường.

Nước yến cho người tiểu đường: chế biến thế nào cho đúng?

Một trong những món ăn phổ biến nhất khi chế biến yến sào là tổ yến chưng đường phèn. Tuy đây là cách giữ lại nhiều nhất dưỡng chất có trong tổ yến nhưng lại không phù hợp với người bị bệnh tiểu đường, vì thế bệnh nhân cần bỏ qua cách chế biến này.

  • Xét về thành phần dinh dưỡng, tổ yến được làm từ 100% nước miếng của con chim yến nên không hề có đường, vì thế bệnh nhân tiểu đường có thể sử dụng yến sào với điều kiện thay đổi cách chế biến cho phù hợp bằng cách không cho đường phèn vào cùng tổ yến, thay vào đó và 3 quả táo tàu khô vừa có vị ngọt thanh mà lại không ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Nước yến cho người tiểu đường có thể được chế biến phối hợp với những thực phẩm bổ dưỡng khác như hạt sen, hạt chia, bạch quả… hoặc các món ăn mặn như gà ác hầm tổ yến, cháo tổ yến… Những món ăn này vừa bổ dưỡng, không chứa đường, ít tinh bột nên rất tốt cho người bị mắc chứng bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, nước yến cho người tiểu đường có thể sử dụng đường nhưng là loại dành riêng cho người bị tiểu đường. Loại đường này bạn có thể tìm mua dễ dàng trong siêu thị hay hiệu thuốc gần nhà.

Nước yến chưng sẵn của Yến Sào Hoàng Sa

Nếu không có thời gian chế biến, bạn có thể chọn mua loại nước yến chưng sẵn nhưng bạn nên nhớ chọn mua loại nước yến không đường/đường kiêng dành riêng người tiểu đường để đảm bảo không bị ảnh hưởng đến lượng đường trong máu nhé.

Mỗi ngày người bệnh có thể dùng 1 hủ vào buổi sáng trước khi ăn hoặc vào tối trước khi đi ngủ để cung cấp dưỡng chất và năng lượng giúp cơ thể nhanh phục hồi, ngăn ngừa các biến chứng.